Để đảm bảo khả năng quan sát của người điều khiển phương tiện cũng như hạn chế thương tích cho người ngồi trong xe khi xảy ra tai nạn thì kính sử dụng trên ôtô phải là loại kính an toàn và đáp ứng được các yêu cầu cơ bản sau đây:
1. Yêu cầu chung đối với kính ô tô.
Để đảm bảo khả năng quan sát của người điều khiển phương tiện cũng như hạn chế thương tích cho người ngồi trong xe khi xảy ra tai nạn thì kính sử dụng trên ôtô phải là loại kính an toàn và đáp ứng được các yêu cầu cơ bản sau đây:
- Tất cả các loại kính, bao gồm cả kính để sản xuất kính chắn gió phải giảm đến mức tối đa nguy cơ gây thương tích cho người khi kính bị vỡ. Kính phải có đủ độ bền đối với các điều kiện nhiệt độ và khí quyển, các tác dụng hoá học, cháy và mài mòn.
- Kính an toàn phải đủ trong suốt, không gây ra các hình ảnh méo mó khi nhìn qua kính chắn gió, không gây ra lẫn lộn giữa các màu được sử dụng trong bảng hiệu giao thông và đèn tín hiệu.
Trong truờng hợp kính chắn gió bị vỡ các mảnh vỡ vẫn còn phải bám lại đủ thời gian cho người lái xe quan sát đường rõ ràng để phanh và dừng xe an toàn.
2. Một số loại kính dùng trên ôtô
- Kính an toàn: là loại kính đã được xử lý để đảm bảo yêu cầu đã được nêu trên
- Kính độ bền cao: các loại kính chỉ có một lớp kính đã được xử lý đặc biệt để tăng độ bền cơ học và độ phân mảnh khi bị vỡ.
- Kính nhiều lớp: loại kính có hai hoặc nhiều lớp kính được gắn với nhau bằng một hoặc nhiều lớp chất dẻo. Trong đó có loại kính bình thường tức là không có lớp kính nào được xử lý và loại có ít nhất một lớp kính được xử lý đặc biệt để tăng độ bền cơ học và các điều kiện phân mảnh khi kính bị vỡ
- Loại kính an toàn phủ chất dẻo: là loại kính an toàn được phủ thêm một lớp vật liệu tổng hợp.
- Kính thuỷ tinh chất dẻo
- Kính chắn gió cong, kính chắn gió phẳng
- Kính cửa sổ …v…v…
Để sản xuất kính an toàn người ta dùng nhiều cách trong đó có hai cách thông dụng sau:
* Sau khi cán thuỷ tinh nóng chảy thành tấm (như cán thép) nguời ta không làm nguội tấm thuỷ tinh bằng cách thông thường mà làm lạnh một cách đột ngột(ví dụ bơm khí Nitơ lỏng vào), vì bị làm lạnh đột ngột cấu trúc tinh thể của tấm kính xuất hiện ứng suất không đều xung quanh tinh thể thuỷ tinh. Khi đó cấu trúc tinh thể của tấm thuỷ tinh sẽ bị rạn nứt theo hình dạng và kích thước của tinh thể thuỷ tinh. Sự phân bố các đường rạn nứt này phụ thuộc nhiều vào sự thay đổi nhiệt độ khi đông đặc, tuy nhiên những vết nứt này không làm ảnh hưởng đến đặc tính quang học của kính. Khi bị va chạm và vỡ các mảnh vỡ sẽ nhỏ vụn và không có cạnh sắc. Dựa vào sự phân cực của ánh sáng do lưỡng triết ta có thể quan sát được hình dạng của các đường nứt này hay nói cách khác có thể biết trước hình dạng của các mảnh vỡ của tấm kính sau khi kính bị vỡ.
* Người ta dùng một tấm phin mỏng bằng vật liệu trong suốt làm lớp trung gian để dán hai hay nhiều tấm thuỷ tinh lại với nhau, khi bị va đập và vỡ các mảnh vỡ sẽ được bám dính lại trên tấm kính một thời gian nhờ lớp phin mỏng làm giảm việc văng bắn đột ngột các mảnh vỡ ra môi trường xung quanh.
Để sản xuất kính chắn gió, cũng như kính cửa sổ sao cho phù hợp với thiết kế của xe người ta phải bẻ cong tấm kính và khi đó các thông số quang học của tấm kính sẽ bị thay đổi. Như ta đã biết độ tụ của tấm kính có công thức như sau:
Nếu là tấm kính phẳng R1 & R2 = ( khi đó D=0.
Nhưng khi bẻ cong tấm kính thì R1 & R2 ( ( và khi đó D ( 0 tấm kính sẽ có độ tụ (biến thành thấu kính).
Mặt khác vì độ cứng bề mặt của vật liệu nhựa rất thấp rất dễ bị xước bề mặt nên không thể thay thế kính thuỷ tinh trong việc sản xuất kính chắn gió phía trước. Mà kính chắn gió phía trước phải đảm bảo về tính an toàn khi vỡ các mảnh vỡ không văng ra mà còn bám dính trên tấm kính một thời gian nữa, nên việc dán ép các tấm kính qua lớp PVB trung gian là cần thiết.
Việc tấm kính chắn gió bị biến thành thấu kính và thành nhiều lớp sẽ làm cho tấm kính sẽ bị các sai lệch về quang học như :
+ Hệ số truyền sáng. Đó là khả năng cho phép truyền ánh sáng qua kính. Yêu cầu đối với kính chắn gió phía trước của kính ôtô phải không nhỏ hơn 75% khi đó ảnh sẽ không bị mờ quá khi nhìn qua kính.
+ Độ méo quang học. Các tia sáng khi đi qua kính sẽ bị khúc xạ và gây ra hiện tượng méo ảnh, rất dễ gây ra nhầm lẫn cho lái xe. Chúng ta cũng đã từng gặp những chiếc gương mà khi soi vào thấy mặt mình béo hơn hoặc gầy hơn đó chính là hiện tượng méo quang học cũng như câu nói của các cụ “nhìn Gà hoá Cuốc”.
+ Độ phân tách hình ảnh thứ cấp. Là việc ảnh sơ cấp của vật khi nhìn qua kính bị tách thành ảnh thứ cấp. ảnh chính và ảnh phụ mờ hơn, rất tai hại như việc “nhìn một thành hai”
+ Khả năng rối loạn màu. Đó là khả năng làm thay đổi màu sắc của vật khi nhìn qua kính. Mắt của người lái xe không được bị mù màu nhưng chỉ vì chất lượng của kính mà thành mù màu thì thật tai hại.
Tất cả những sai lệch trên là không thể tránh khỏi, vấn đề là chúng có nằm trong giới hạn cho phép hay không.
3. Một vài lưu ý trong khai thác sử dụng
Đối với kính an toàn dùng cho phương tiện giao thông cơ giới đường bộ thì chúng ta đã có tiêu chuẩn việt nam TCVN 6758:2000 (ECE 43.00/S3) Phương tiện giao thông đường bộ- Kính an toàn và vật liệu kính- Yêu cầu và phương pháp thử trong công nhận kiểu, trong đó đã quy định rõ ràng về yêu cầu cũng như các phương pháp kiểm tra kính ôtô.
Mặc dù kính được lắp đặt trên ôtô phải là kính an toàn đã được sử lý chỉ để dành riêng cho ôtô nhưng do nhiều nguyên nhân khác nhau mà nguyên nhân kinh tế là chủ yếu nên nhiều loại kính không đảm bảo chất lượng vẫn xuất hiện trên thị trường. Vì an toàn của bản thân cũng như cộng đồng các chủ phương tiện khi cần thay thế nên thật thận trọng trong việc lựa chọn sản phẩm cũng như đại lý cung cấp.